Việt Nam ngày nay là một trong những thị trường màu mỡ và hấp dẫn giới đầu tư thế giới. Nền kinh tế mở với nhiều cơ hội, chính sách ưu đãi, đông dân & dân số trẻ mang đến tiềm năng to lớn về năng lực sản xuất cũng như sức tiêu thụ của thị trường. Các thương hiệu ngoại đang tìm mọi cách để “chiều lòng” người tiêu dùng Việt với những chính sách riêng dành cho thị trường bản địa. Nhưng ở phía ngược lại, doanh nghiệp Việt đã & đang chuẩn bị những gì để giữ vững vị thế sân nhà, cũng như chinh chiến chân trời mới?
Dưới 1% Doanh nghiệp Việt thực sự coi thương hiệu là tài sản và có chiến lược xây dựng thương hiệu riêng.
99% còn lại mới chỉ dừng ở mức nhận biết cơ bản về nhận diện thương hiệu & có tới trên 50% trong số này thậm chí chưa thiết kế bộ nhận diện thương hiệu – cấp độ thấp nhất trong Xây dựng thương hiệu!
Tính đến tháng 08/2018, Việt Nam có khoảng 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Mỗi ngày có khoảng hơn 300 doanh nghiệp đăng ký mới. Như vậy, cứ mỗi tháng chúng ta đón nhận hơn 9.000 doanh nghiệp mới ra nhập thị trường.
Trong bối cảnh cạnh trang khốc liệt đó, việc tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn hơn, nhất là đối với những doanh nghiệp chưa bắt đầu ở nấc thang đầu tiên – Thiết Kế Thương Hiệu.
Nhận diện thương hiệu Viettel Pay
Cơ hội & Thách thức giành cho Thương Hiệu Việt
Việt Nam đã ký kết 12 hiệp định thương mại & chúng ta cũng đang đàm phán 4 FTA khác, đây là một con số lớn đối với một đất nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay. Điều đó cho thấy nhà nước rất tích cực trong công cuộc đưa đất nước hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới.
Song song với đó, chúng ta cũng cho thấy bước chạy đà rất tốt của nền kinh tế với những con số ấn tượng trong những năm vừa qua. Tổng giá trị thương hiệu Việt Nam năm 2017 đạt 11.279 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2016. Năng lực cạnh tranh Việt năm năm 2017 – 2018 xếp vị trí 55/137 – thứ hạng cao nhất chúng ta đạt được kể từ năm 2006.
Với các FTA đã ký kết, chúng ta không chỉ mang đến cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước, mà Việt Nam còn trở thành miền đất hứa với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp nước ngoài. Thị trường trong nước gia tăng rõ rệt sự hiện diện của các thương hiệu ngoại, đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải luôn luôn nỗ lực để hoàn thiện mình. Nếu cứ giữ những thói quen cố hữu xưa cũ trong xây dựng thương hiệu, đến một lúc nào đó, “sân nhà" này cũng không còn thuộc về chúng ta nữa.
Ẩn bên dưới sức tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế là các chỉ số chi tiết cho từng thành phần. Trong đó, các chỉ số tăng mạnh nhất thuộc về nền tảng chính sách,tài nguyên. Điều đáng buồn là những chỉ số quan trọng thể hiện nội lực của doanh nghiệp Việt như: Công tác quảng bá tiếp thị của doanh nghiệp chỉ đạt thứ hạng 105/137; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 102/137; năng lực đổi mới sáng tạo 79/137. Những con số thể hiện rất rõ một nền kinh tế Yếu & Thiếu thương hiệu mạnh.
Theo Bộ Công Thương: Có tới hơn 90% doanh nghiệp Việt thiếu năng lực phát triển thương hiệu & không coi đây là một công cụ kinh doanh đúng nghĩa.
64.5% doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm & ý thức về thương hiệu. Nhưng chỉ có 29% thực hiện bảo hộ nhãn hiệu và chưa tới 1% có chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản. Những con số cho thấy khoảng cách rất xa giữa nhận thức và thực tế.
Cục xuất nhập khẩu gần đây đã công bố một số thông tin đáng quan ngại hơn: Có tới 90% nông sản Việt xuất khẩu thô; 80% lượng nông sản chưa xây dựng được thương hiệu, không có logo, không có nhãn mác?
Ở phía ngược lại, người tiêu dùng lại dành rất nhiều sự quan tâm tới thương hiệu. Có tới hơn 72% người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn dành cho các sản phẩm có thương hiệu. 88% cho rằng Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng. Vậy cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt không đầu tư xây dựng thương hiệu?
Nấc thang đầu tiên của thương hiệu
Thiết kế thương hiệu – nền tảng của một thương hiệu mạnh
Theo PGS-TS Nguyễn Quốc Thịnh – cố vấn chương trình Thương Hiệu Quốc Gia, Thiết Kế Thương Hiệu là cấp độ thấp nhất trong xây dựng thương hiệu, nhưng đây là bước đi quan trọng mang tính nền tảng cho các bước tiếp theo.
Khi có một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với công chúng, dễ dàng được nhận biết, ghi nhớ và trở nên thân thuộc trong đời sống của họ. Để tiết kiệm chi phí khi mới khởi nghiệp, Thương hiệu có thể bắt đầu với các hạng mục thiết kế nhận diện cơ bản như:
+ Tên thương hiệu
+ Logo
+ Màu sắc
+ Font chữ
+ Bao bì
+ Sales kit (danh thiếp, kẹp tài liệu, báo giá, profile, đông phục)
Với tên thương hiệu, doanh nghiệp cần thể hiện được cùng lúc những yêu cầu cơ bản như: Tên ngắn gọn, dễ nhớ, thể hiện được chiến lược kinh doanh, dễ dàng tiếp cận với khách hàng quốc tế & đặc biệt phải đăng ký bảo hộ thành công.
Thiết kế logo là một trong những hạng mục quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu. Logo phải đơn giản, độc đáo, dễ nhận biết và ghi nhớ, trở thành biểu tượng chung nhất cho toàn bộ hệ thống nhận diện.
Màu sắc thương hiệu có thể cân nhắc theo ngành nghề hoạt động, theo phong thủy ngũ hành, phải đảm bảo tính thẩm mỹ khi kết hợp để truyền tải thông điệp thống nhất của thương hiệu tới khách hàng.
Bao bì sản phẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới 80% quyết định mua hàng. Đó là lý do mà thiết kế bao bì lọt vào Top các hạng mục quan trọng của bộ nhận diện. Thiết kế bao bì chuyên nghiệp & ấn tượng sẽ trực tiếp thúc đẩy doanh số bán hàng, góp phần gia tăng sự hiện diện, củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường mục tiêu.
Thiết kế bộ Sales kit tiêu chuẩn làm hành trang cho đội ngũ kinh doanh tiếp cận, phát triển & mở rộng thị trường tiềm năng. Một bộ sales kit chuyên nghiệp có thể mang đến sự tự tin, tăng cơ hội trong đàm phán, giao dịch.
Source: dantri.com.vn